Gối bà bầu

Gối bà bầu
Gối bà bầu

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Mía với sức khỏe bà bầu


Rất giàu dưỡng chất
Mía có tên khoa học là saccharum officinarum, với thành phần dưỡng chất gồm những khoáng chất như lipít, đường sacarose natri, kali, natri… Những hoạt chất khác của mía như tanin, asparagin, glutamin có tác dụng giải khát và làm khỏe cơ thể. Đặc biệt, nước mía dồi dào hàm lượng đường sacarosa, kali và các loại acid nitric, malic, tactric, nhiều men galactoxylan, giúp dễ tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, nước mía có tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống nôn mửa, tiêu đờm, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt. Vì thế, mía được mệnh danh là “thang thuốc phục mạch” nhờ những bài thuốc dân gian hữu ích cho mọi lứa tuổi.

“Bạn tốt” của bà bầu và trẻ nhỏ
Trong thời kỳ mang thai, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Mía chính là lựa chọn số một vì loại thức ăn này rất phù hợp và an toàn. Nước mía là loại nước uống chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cần được đảm bảo hợp vệ sinh khi chế biến. Nếu buồn nôn do thai nghén, uống 150ml nước mía chung với 5ml nước cốt gừng tươi (mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần) sẽ không chỉ bớt buồn nôn mà còn giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Với những bà bầu bị phù nhẹ cơ thể, có thể dùng một ít thân mía sạch, lóc vỏ đem nấu nước uống làm nhiều lần trong ngày. Để giúp an thai, bạn hãy cắt nhỏ rồi phơi khô 30g mầm mía, 80g củ ấu, 2g sa nhân, 20g ích mẫu, 30g củ gai. Sau đó, đem tất cả các nguyên liệu sắc chung với 400ml nước, chắt lấy 100ml và chia làm hai lần uống trong ngày. Phụ nữ có nhiều khí hư dùng 30g lá cây mía đường, 12g lá mò trắng (bạch đồng nữ), 20g lá huyết dụ, 12g lá mò đỏ (xích đồng nam) cắt nhỏ, sao vàng, rồi đem sắc với 600ml nước để uống như nước trà trong ngày, uống từ 5 - 7 ngày. 

Ngoài ra, mía cũng có nhiều tác dụng đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ thường đổ mồ hôi trộm, hãy cho bé ăn và uống nước mía thường xuyên, vài lần trong ngày. Với trẻ thường đi tiểu nhiều lần vào mùa nóng (do thấp nhiệt), bạn nên cho uống nước mía tươi không đá để giải nhiệt, mùa lạnh thì nấu nước mía uống nóng hoặc cho thêm vài lát gừng. Nhai mía tươi cắt khúc sẽ giúp làm sạch các kẻ răng và mảng bám thực phẩm sau khi ăn. Để phòng tránh bệnh về răng miệng như viêm nướu, đóng cao răng… tốt nhất là nhai mía tươi cắt khúc hấp trong 30 phút. Mía hấp cũng là món ăn vặt ngon, bảo đảm vệ sinh và ít tốn kém.

Lưu ý
Trong cây mía, đường chiếm tới 70%, còn lại là các chất béo, đạm và bột. Như vậy, nó cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng và các dưỡng chất. Do đó, ăn quá nhiều mía sẽ khiến cơ thể thừa nặng lượng, dẫn tới việc tăng cân nhanh. Hơn nữa, lượng đường quá cao trong mía cũng không tốt cho thai kỳ vì dễ khiến bà bầu mắc bệnh tiểu đường. Thai phụ nên uống nước mía có kiểm soát, đồng thời theo dõi cân nặng của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét