Gối bà bầu

Gối bà bầu
Gối bà bầu

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Bà bầu lưu ý khi ăn tôm, cá

Phụ nữ mang thai có thể ăn tôm, dù một số nghiên cứu cho rằng, thai phụ cần hạn chế ăn động vật có vỏ, do lo ngại về hàm lượng thủy ngân.

Lợi ích của việc ăn hải sản khi mang thai

Thai nhi cần đủ dinh dưỡng để phát triển lành mạnh. Động vật có vỏ cũng như cá là nguồn bổ sung tuyệt vời vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Thủy hải sản có những lợi ích gồm:
- Axit omega3: hỗ trợ và phát triển trí não thai nhi.
- Protein: xây dựng các khối tế bào.
- Chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm kẽm, magiê, vitamin nhóm B, vitamin E...
- Ít chất béo.

Thủy ngân trong cá, tôm

Thủy ngân là chất tự nhiên tích tụ trong dòng suối và đại dương, nó cũng có trong không khí do ô nhiễm công nghiệp. Ở dưới nước, thủy ngân biến thành metyl thủy ngân, có thể gây hại đến phát triển bào thai.


Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ghi chú, thủy ngân có trong thủy hải sản là một chất độc thần kinh, ảnh hưởng đến thần kinh của bé. Trục trặc trong hệ thần kinh và não có thể dẫn tới:
- Chậm ngôn ngữ.
- Có vấn đề về nhận thức.
- Suy giảm bộ nhớ.
- Giảm chú ý.
- Chậm kỹ năng vận động.
Mức độ metyl thủy ngân cao ở thai phụ có thể dẫn tới mức độ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

An toàn cho thai phụ

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ gợi ý, phụ nữ mang thai nên cắt giảm một số loại thủy hải sản, gồm nhiều chủng loại, trong đó gồm cả động vật có vỏ nhưng không phải tránh hoàn toàn mà cần ăn vừa phải trong tuần.
Theo tư vấn, bởi vì một số loài thủy hải sản chứa thủy ngân, khi thai phụ ăn có thể tích lũy một lượng thủy ngân lớn trong não của họ. Chúng bao gồm: cá mập (shark), cá mũi kiếm (swordfish), King Mackerel và Tilefish. 4 loại này nên tránh cho phụ nữmang thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên thảo luận với bác sĩ.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu ăn nhiều cá chứa thủy ngân cũng có nguy cơ vì thủy ngân tích trữ trong máu, phải mất thời gian đáng kể để thủy ngân đào thải hết.
Do tôm cũng nằm trong nhóm thực phẩm có thủy ngân nên nhiều thai phụ đặt nghi ngờ về sự an toàn của món ăn này. Các bác sĩ đề xuất, phụ nữ mang thai có thể ăn 300g tôm mỗi tuần.

Chiêu tiết kiệm khi bầu bí

Nghe có vẻ hơi… kỳ cục, vì đây là thời kỳ bạn được quyền, thậm chí “phải” ăn, chơi, ngủ, nghỉ một cách xả láng nhất vì con yêu cơ mà.
Dù rõ ràng đó là một yêu cầu rất chính đáng, thế nhưng thời kỳ bầu bí lại chính là lúc hầu bao của bạn bị “báo động” ở mức cao nhất. Bởi lẽ, ăn uống là một trong những khoản không thể tiết kiệm trong khoảng thời gian này.
Thậm chí, bạn còn phải chi tiêu rất mạnh tay cho những món bổ dưỡng dù có đắt đỏ đến đâu để tốt cho em bé. Chưa kể, bà bầu sẽ luôn được yêu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, thậm chí phải giảm thiểu công việc một cách tối đa. Điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn có thể sẽ giảm ít nhiều và bạn cũng khó có thể tham công tiếc việc, kiếm thêm khoản này khoản kia trong giai đoạn nhạy cảm này.
Ngoài ra, trước mắt bạn còn vô số khoản không thể không chi cho bản thân và cho em bé. Nào là chi phí sinh nở, sữa, bỉm, và vô số vật dụng khác của hai mẹ con. Rồi trong suốt 6 tháng đằng đẵng ấy, bạn sẽ chỉ được “ăn” lương cơ bản…
Thậm chí, một số mẹ còn quyết định nghỉ việc ở nhà trông con để chồng nuôi dài dài. Bởi vậy, chính trong giai đoạn rất khó tiết kiệm này, bạn lại càng phải đau đầu tìm cách tiết kiệm nhất.
Và khoản nào bạn có thể “chắt bóp” được mà không ảnh hưởng đến em bé? Câu trả lời chính là quần áo bầu. Vòng eo của bạn sẽ liên tục to lên, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thường xuyên phải thay đổi quần áo để vừa với vóc dáng mới.


 
Mẹ bầu có thể tự chế đồ cho mình thay vì cái gì cũng đi mua sắm. (ảnh minh họa)
Trong khi đó, đồ bầu thường khá đắt và khả năng ứng dụng chỉ có tính nhất thời nên rất dễ gây lãng phí. Chưa kể, với suy nghĩ đây là giai đoạn đặc biệt, lâu lâu mới được trải nghiệm một lần nên nhiều mẹ bầu đã không ngại chi tiêu mạnh tay để làm đẹp cho mình.
Bởi lẽ, hầu hết các mẹ bầu thường có tâm lý e ngại mình sẽ bị xấu đi, lại phải hạn chế dùng mỹ phẩm nên thường chọn cách an toàn theo kiểu “người đẹp vì lụa”. Cộng thêm việc dư giả thời gian nên một số chị em thường dễ bị sa đà vào các cuộc shopping vô tội vạ, đến lúc nhận ra thì… đã muộn.
Do đó, hãy thử áp dụng một số cách sau để bạn có thể tiết kiệm mà vẫn xúng xính váy áo xinh tươi xuống phố.

Lục lại tủ đồ

Khi thấy vòng 2 bắt đầu to lên, đừng vội vàng sắm ngay đồ mới mà hãy kiểm tra lại tủ đồ của bạn trước. Sẽ có rất nhiều trang phục dáng rộng vẫn có thể mặc được khi bầu bí mà bạn trót lãng quên. Việc tận dụng lại những kiểu váy áo này không chỉ giúp bạn rất tự tin vì cảm giác form của mình vẫn như xưa…

Trổ tài biến hóa

Trong đống váy áo cũ, có những món có thể bạn không chui vừa được ngay, nhưng chỉ cần biến hóa một chút là “a lê hấp”, đã vừa in với vòng eo mới.
Đó là những kiểu váy dạng suôn rộng hoặc xòe đi kèm thắt lưng. Chỉ cần bạn tháo bỏ hoặc nới rộng ra thêm chút nữa là giải quyết được vấn đề.
Với những bộ đồ dạng thun ở cạp hoặc eo, bạn có thể thẳng tay cắt những sợi thun chật chội đó để vừa với cơ thể mình. Nếu bộ nào phức tạp hơn, bạn không tự xử lý được nhưng thấy vẫn có thể tận dụng thì đừng ngại mang ra tiệm nhờ thợ may can thiệp xem có thể tăng thêm độ rộng không.
Đây chính là kinh nghiệm được áp dụng triệt để của chị Linh (Quận 7 – TP. HCM). Tất cả những chiếc váy thun, quần tất, quần legging, thậm chí cả một số đồ underwear cũng được chị xử lý theo cách này từ khi bầu bí. Chị còn nghĩ ra cách nới rộng áo ngực bằng cách gia công thêm một đoạn dây nối sau lưng để vừa với kích cỡ mới của mình.

Tự may vá

Chỉ cần sắm một chiếc máy may cá nhân, cộng thêm chút khéo tay và lòng đam mê là bạn hoàn toàn có thể tự may vá cho mình. Chỉ cần dạo một vòng facebook hoặc diễn đàn của các mẹ như webtretho là thấy những hội may vá đang thu hút rất nhiều chị em.
Từ khi bầu bí, có nhiều thời gian rảnh, chị Hải Lý đã tập tành may vá. Sau một thời gian ngắn học nghề, chị đã nhanh chóng tự may cho mình những chiếc váy xinh xắn, vừa size mà chi phí vô cùng rẻ.
Đầu tiên chỉ là những chiếc váy ngủ, rồi đến váy đi làm, đi chơi, giờ đây chị còn may được cả đồ cho chồng, con với thương hiệu “Handmade with love”.

Tích cực xin

Đây là giai đoạn bà bầu có thể tích cực xin đồ mà không phải cảm thấy ngại ngần hay xấu hổ. Bởi lẽ, mọi người đều rất hiểu, thông cảm, thậm chí còn khuyến khích bạn làm điều này.
Với những ai đã sinh nở xong thì hầu hết những chiếc váy bầu đều không được sử dụng đến dù còn rất mới. Do đó có thể họ sẽ rất vui nếu chuyển nhượng được cho bạn. Còn nếu không, bạn có thể lên các diễn đàn tìm mua đồ cũ. Rất nhiều mẹ hay rao bán hoặc trao đổi quần áo bầu vẫn còn đẹp với giá rất hời.

Mẹo shopping rất tiện

Không cần thiết phải mua đồ chuyên dụng cho bầu bí, vì như đã nói, những bộ đồ này thường đắt hơn đồ bình thường mà lại không hợp thời trang lắm.
Bạn nên chọn những chiếc váy suôn, váy maxi, váy xòe dáng rộng có chiết eo ở ngực hoặc sử dụng thắt lưng có thể nới rộng rùy ý. Những bộ đồ này sau khi sinh bạn vẫn có thể tái sử dụng.
Ngoài ra, mẹ bầu nên chịu khó săn những mặt hàng thanh lý của các cửa hàng. Có rất nhiều đồ đẹp, chất nhưng lại giảm giá sốc chỉ vì size lớn.

Không nên bó mình quá

Dù muốn tiết kiệm nhưng các mẹ bầu cũng đừng nên gò bó mình quá, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dù mặc theo cách nào thì điều quan trọng nhất vẫn là cả tinh thần và cơ thể của bạn phải thật thoải mái. Tuyệt đối không vì tiết kiệm mà tận dụng những bộ đồ cũ đã trở nên chật chội, bó sát.
Bởi lẽ, nếu mẹ mặc những bộ đồ này thì sẽ rất khó chịu, việc lưu thông máu và dưỡng khí kém đi gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

“Trợ thủ” đắc lực giúp mẹ bầu ngủ ngon

Cùng tìm hiểu những trợ thủ tích cực giúp khôi phục giấc ngủ ngon cho bà bầu nhé.
Khó ngủ khi bầu bí, đặc biệt vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng phổ biến ở nhiều thai phụ do sự thay đổi hormone cùng với kích thước cơ thể ngày một lớn và cồng kềnh hơn. Mất ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nhiều tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Có nhiều cách để hạn chế tình trạng khó ngủ này, bằng việc tận dụng những “trợ thủ” đắc lực ngay bên cạnh bà bầu.

1. “Trợ thủ” ngon lành từ thực phẩm

Nhiều loại thực phẩm không chỉ bổ, ngon miệng mà còn giúp bà bầu “đánh bay” hoặc hạn chế tối đa tình trạng trằn trọc trên giường. Thông thường, thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, D, vitamin B1 (thiamin), magie, tryptophan, chất béo 6 – omega,… sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn. Vitamin B1 (thiamin), và các vitamin nhóm B làm các dây thần kinh hoạt động tốt, nhờ đó cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn; trong khi đó vitamin D cùng với magie tham gia vào quá trình tổng hợp canxi, là một yếu tố cần thiết cho giấc ngủ; magie có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên, mang lại giấc ngủ ngon; chất béo 6 – omega gián tiếp ảnh hưởng trung khu điều khiển giấc ngủ; tryptophan là 1 acid amin kích thích cơ thể sản xuất dopamine và serotonin giảm trầm cảm và lo âu, có tác dụng an thần, dễ ngủ hơn. Có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng này thông qua các loại thực phẩm sau:
Chuối: Là trái cây rất giàu tryptophan giúp thúc đẩy serotonin mang đến cho bà bầu giấc ngủ nhanh chóng. Ngoài ra magie trong chuối cũng giúp cơ bắp thư giãn, xả stress và có tác dụng an thần hiệu quả.
Quả anh đào (cherry): Do có chứa hormone metalonin nên anh đào cũng là “trợ thủ” đắc lực cho bà bầu mất ngủ. Chị em có thể ăn quả anh đào tươi, hay dùng bánh mì bơ kẹp anh đào khô trước giờ đi ngủ. ngoài việc ngủ ngon hơn, thực phẩm này còn là nguồn cung dồi dào beta carotene, vitamin C, kali, magie, sắt, chất xơ và axit folic cho bé trong bụng mẹ.


Các loại hạt: Do có chứa tryptophan và magie tự nhiên nên hạt bí ngô giúp bà bầu thư giãn và ngủ ngon hơn, trong khi đó các loại hạt như vừng, hạt hướng dương lại giàu kali, là chất đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn cơ, hạn chế tình trạng chuột rút - một trong những nguyên nhân gây khó ngủ ở thai phụ.
Củ và hạt sen: Từ lâu, củ và hạt sen đã được xem là loại “thần dược” trị mất ngủ, suy nhược cơ thể và thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái, giúp ngủ sâu hơn. Bà bầu có thể dùng các món ăn được chế biến từ hạt sen như chè hạt sen, canh gà hạt sen, hạt sen hầm nho…, và nên để lại cả tâm sen khi chế biến vì mầm xanh này tuy có vị hơi đắng nhưng lại có tác dụng an thần, thanh nhiệt, hạ huyết áp rất tốt.
Dưa bở: Ngoài khả năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, dưa bở còn góp phần trị bệnh mất ngủ cho bà bầu. Để chữa chứng mất ngủ, có thể dùng dưa bở nấu với hạt sen, hoa nhài và đường mỗi ngày 1 lần.
Pho mát: Là “trợ thủ” đắc lực cho giấc ngủ bà bầu do có chứa canxi – một khoáng chất giúp cơ thể sản xuất melatonin, tuy nhiên không nên dùng pho mát trước khi đi ngủ, tốt nhất là thử ăn miếng pho mát nhỏ trước khi ngủ khoảng 1 giờ.
Khoai tây, khoai lang: Ngoài việc cung cấp chất xơ dồi dào hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai, khoai lang và khoai tây còn được biết đến là những loại củ có khả năng duy trì lượng đường ổn định trong máu, giúp loại trừ các axit cản trở quá trình hình thành chất tryptophan – vốn là chất có tác dụng an thần, mang lại giấc ngủ ngon và sâu.
Bơ: Hầu hết các sản phẩm chế biến từ bơ như bánh mì bơ, sữa pha chút bơ… đều chứa tryptophan, nhờ đó có công dụng giúp bà bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Bánh mì: Carbohydrates trong bánh mì kích thích tiết insulin, làm loại bỏ một số acid amin là đối thủ của tryptophan. Khi bạn ăn bánh mì nướng, thực phẩm từ ngũ cốc… sẽ giúp cơ thể dồi dào tryptophan làm dịu cơ thể và dễ ngủ. Bánh mì còn làm giảm ốm nghén đáng kể cho bà bầu.
Gà tây: Nếu đã ngán ngẩm trước các món ăn thông thường, bà bầu nên thử những món mới được chế biến từ gà tây, vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, gà tây còn chứa amino axit tryptophan giúp não tiết ra chất serotonin - một loại chất truyền dẫn thần kinh là yếu tố không thể thiếu trước khi bạn bước vào giấc ngủ.
Cá saba, cá hồi, cá mòi: Bà bầu nên ăn các loại cá này vì ngoài việc giàu omega, chúng còn cung cấp sinh tố B6, là chất xúc tác biến đổi tryptophan thành serotonin, hoạt chất cần thiết cho giấc ngủ yên bình.
Trứng: 1 quả trứng có chứa khoảng 180mg tryptophan và các loại protein khác có lợi cho bà bầu. Tốt nhất thai phụ nên ăn kèm với bánh mì để có tác dụng cung cấp tryptophan tốt và hiệu quả nhất.
Sữa và sữa đậu nành: Uống 1 cốc sữa ấm khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu thư giãn, đồng nghĩa dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu không dùng được sữa, sữa đậu nành là sản phẩm thay thế phù hợp do dồi dào lượng tryptophan và canxi cần thiết để tăng cường sản xuất serotonin, melatonin giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Các loại nước uống khác: Ngoài các món ăn vừa nêu, bà bầu có thể dùng thêm các loại nước uống vừa thanh nhiệt vừa giúp ngon giấc hơn như trà bạc hà, nước ép bí ngô pha mật ong hay trà hoa cúc không đường… Chị em nên uống các loại nước này trước khi ngủ hơn 1 - 2 tiếng đồng hồ để tránh làm đầy bàng quang, nếu không sẽ bị“phản tác dụng” đấy nhé.

2. “Trợ thủ” từ những chiếc gối êm ái

Trong thời gian mang thai, do cơ thể liên tục tăng trọng, kích cỡ chiếc bụng bầu ngày một lớn lên, bà bầu rất khó tìm được tư thế ngủ thích hợp giúp thoải mái và ngon giấc suốt đêm. Để hạn chế tình trạng khó ngủ, các chuyên gia khuyên bà bầu nên sử dụng các loại gối được tạo ra dành riêng cho thai kỳ. Ưu điểm của loại gối này là mang đến sự êm ái, dễ chịu, giúp bà bầu giữ được tư thế ngủ đúng cách, nhờ đó không bị đau cơ bắp, chuột rút hoặc cứng cổ trong khi ngủ và sau khi thức dậy như những chiếc gối thông thường. Gối dành cho bà bầu có 3 loại chính là gối chữ J, chữ C và chữ U với các tác dụng khác nhau. Gối hình chữ J dài gần bằng chiều dài cơ thể, giúp cho phần đầu và cổ của thai phụ thoải mái hơn, giảm mỏi mệt ở 2 khu vực này. Khác với gối chữ J, gối chữ C được thiết kế để đỡ phần lưng và khủy chân, đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho phần hông. Loại gối này cũng tạo“không gian” thoáng hơn cho chiếc bụng bầu, nhờ đó mà mẹ có thể yên tâm suốt cả đêm vì biết rằng bé sẽ không bị chèn ép trong lúc ngủ.
Tuy nhiên, gối chữ J lại có nhược điểm là chỉ nâng được phần đầu và cổ, trong khi gối chữ C lại không thể hỗ trợ đồng thời cả lưng và bụng trong cùng một thời gian. Vì vậy, gối chữ U được bà bầu ưu tiên hơn hẳn dù kiểu gối này chiếm khá nhiều diện tích trên giường ngủ. Sở dĩ gối chữ U là lựa chọn hoàn hảo vì chúng đảm bảo đỡ được cả lưng, bụng, khủy chân và đầu thai phụ, không những vậy còn giúp chị em thoải mái với nhiều tư thế nằm khác nhau và lăn trở dễ dàng khi ngủ. Vì vậy, nếu bị chứng mất ngủ “ghé thăm”, bà bầu đừng ngại sắm cho mình một chiếc gối ngủ được thiết kế đặc biệt để dễ dàng chìm vào giấc ngủ thật ngon nhé.


3. Massage với hương tinh dầu dịu nhẹ

Để thật thoải mái trước khi ngủ, bà bầu hãy nhờ đến “trợ thủ” nhiệt tình và tận tâm nhất bên cạnh mình, chính là ông xã của bạn để xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho cả mẹ và bé cùng thư giãn. Một số thao tác massage mà ông xã có thể thực hiện cho bạn như nâng đầu, làm thư giãn phần cổ, vuốt vùng chân mày, xoa lưng, vai hoặc chân…, với những cách xoa bóp thông thường như xoa theo vòng tròn, phương pháp vuốt hay chà lướt trên da. Cũng có thể kết hợp thêm tinh dầu hương thơm có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon như oải hương, quýt, ngọc lan tây… với tỷ lệ tiêu chuẩn quy định cho phụ nữ mang thai là 2% (tương đương 10 giọt tinh dầu trong 30 gram hỗn hợp trị liệu).
Tuy nhiên, trước khi massage hay xoa bóp, nên nhắc ông xã làm nóng đôi tay, đồng thời không được đeo nhẫn, đồng hồ vì có thể gây trầy xước và tổn thương làn da nhạy cảm của bà bầu. Đồng thời không dùng một số loại tinh dầu “chống chỉ định” trong thai kì như húng quế, tuyết tùng, quế, đinh hương, bạc hà, hoa nhài… để tránh kích thích các cơn co thắt tử cung.
Massage, xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách trong thai kỳ không chỉ giúp bà bầu được thư thái, giảm stress, dễ dàng có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, mà còn giảm bớt căng thẳng ở các khớp vùng xương chậu, lưng hay mắt cá chân, xoa dịu cổ và chứng đau lưng thường trực ở thai phụ… Massage còn giúp bà bầu cải thiện các cơn đau nhức dây thần kinh hông, tránh nguy cơ chuột rút, căng cơ, cứng cơ, giải phóng cơn đau đầu, sung huyết xoang, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chưa kể tác dụng kích thích, tăng cường sự phát triển tốt nhất cho bé yêu trong bụng bạn.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Suy giảm sức khỏe bà bầu do thiếu vi chất

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các vi chất quan trọng như canxi, axít folic và chất sắt sẽ rất tốt cho bà bầu cũng như thai nhi sau này. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe bà bầu là do thiếu vi chất, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Trong các loại vi chất, Can-xi ngoài tác dụng tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của khung xương, lợi cho hệ thần kinh còn giúp ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn mạch máu.
Bên cạnh đó, vi chất sắt tham gia tích cực vào quá trình tạo máu. Đây là thành phần của huyết sắc tố (có trong hồng cầu) và nhiều men khác trong cơ thể. Sắt tham gia vận chuyển oxy cùng chất dinh dưỡng tới tất cả tế bào của mọi cơ quan, bộ phận. Khi mang thai, các bà mẹ cần được bổ sung chất sắt nhằm tránh gây Suy giảm sức khỏe bà bầu do thiếu vi chất này và cũng nhằm để nuôi dưỡng thai nhi và nhau thai, ngăn ngừa và loại bỏ nguy cơ sinh non và tử vong khi sinh do thiếu sắt.
Ngoài hai dưỡng chất trên, axit folic cũng là một trong những vi chất quan trọng trong quá trình cấu tạo và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Trong giai đoạn thai kỳ, nhu cầu axit folic của bà bầu có thể tăng tới 800 mcg trong một ngày.

Cần cung cấp đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng nhằm tránh suy giảm sức khỏe bà bầu do thiếu vi chất.

Để chuẩn bị cho việc mang thai, chúng ta cần chăm sóc thật tốt cho sức khỏe bà bầu. Trước hết là khi bắt đầu mang thai, bà bầu cần được cung cấp những dưỡng chất phù hợp như các vitamin và ba vi chất quan trọng: can-xi, chất sắt, axit folic. Điều này giúp ngăn ngừa những rủi ro sẽ gây Suy giảm sức khỏe bà bầu do thiếu vi chất hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.
Từ những tháng đầu mang thai, bà bầu cần ăn, uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, kiêng chất kích thích, thuốc lá, rượu hay ăn uống không điều độ. Theo các bác sĩ phụ sản và chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên chú trọng bổ sung dưỡng chất để tránh gây Suy giảm sức khỏe bà bầu do thiếu vi chất thông qua việc uống sữa dành riêng cho bà bầu hàng ngày.
Sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của mẹ. Trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của thai nhi thì các vi chất vẫn hết sức quan trọng và phải được bổ sung thường xuyên thông qua nguồn dinh dưỡng hợp lý. Bà bầu cần phải kiểm soát chặt chẽ sự tăng, giảm cân cũng như sự phát triển củathai nhi nhằm bảo đảm không thừa mà cũng không thiếu lượng vi chất, dưỡng chất cần thiết.
Hãy luôn tham khảo tư vấn của bác sĩ sản khoa và bảo đảm cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh gây Suy giảm sức khỏe bà bầu do thiếu vi chất bạn nhé.

Sữa mẹ từ đâu ra?


Mối quan hệ “cung - cầu”
Mối quan hệ “cung - cầu” có sự gắn kết chặt chẽ trong việc sản xuất sữa ở người mẹ. Trong những ngày đầu sinh em bé, cơ thể mẹ tiết ra sữa non, một khối lượng sữa không đáng kể nhưng đủ cho sự phát triển của em bé. Lúc này, dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ và chỉ chứa được một lượng ít sữa mẹ. Theo thời gian, khối lượng và thành phần trong sữa mẹ cũng thay đổi, tùy thuộc vào nhu cầu bú và sự phát triển mỗi ngày ở bé. Khi được bú thường xuyên, sữa càng được sản xuất nhiều và ngực của mẹ sẽ trở thành “bình sữa có chất lượng” cho bé. Chính nhờ việc bé chịu khó ti, vùng ngực mẹ sẽ luôn được kích thích ra hormone Prolactin - loại hormone cần thiết trong việc sản xuất sữa. Nếu mẹ cố gắng cho con bú đúng cách ngay từ những ngày đầu tiên, cho con tập ngậm ti và không hề “lùi bước”, thì việc sữa về chỉ là vấn đề thời gian. Đó là lý do tại sao nhiều bà mẹ đã thành công trong việc sản xuất được nhiều sữa cho con. Trung bình sau sinh hai tuần, một người mẹ có thể cho con bú mỗi cữ từ 120ml - 150ml sữa. 

Vấn đề kích cỡ vòng ngực
Có nhiều trường hợp, mặc dù đã thực hiện cho con bú đúng cách ngay từ những ngày đầu nhưng vẫn ít sữa hơn một số bà mẹ khác. Theo các chuyên gia, vấn đề sữa ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cấu trúc gen cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của bộ ngực và khiến sữa ít hay nhiều. Những phụ nữ vòng ngực lớn sẽ có tuyến mô quanh vùng ngực lớn hơn, đóng góp vào việc sản xuất và tích trữ sữa nhiều hơn. Các mẹ có vòng ngực nhỏ vẫn có thể sản xuất được sữa, nhưng lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tương tự như một quả bóng bay, quả bóng bé sẽ chứa ít không khí hơn quả bóng lớn.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, ngay cả khi không sở hữu một vòng ngực cỡ lớn, bạn vẫn có thể sản xuất được nhiều sữa cho bé bú, bởi các mô tế bào vùng ngực là một thể co giãn. Những người có vòng ngực to thường sản xuất sữa khá chậm, do “bình chứa” của họ tương đối lớn và cần nhiều thời gian hơn để làm đầy. Nhưng với người có vòng ngực nhỏ, họ có thể tranh thủ hút sữa ra ngoài để ngực lại có thêm diện tích chứa sữa và tiếp tục sản xuất sữa. Cơ thể chúng ta là một cỗ máy tự động. Khi giúp vùng ngực hút sữa ra ngoài, nó sẽ tự động sản xuất sữa tiếp để làm đầy “bình chứa”. Vì thế, lượng sữa ở người ngực nhỏ có thể sản xuất không thua kém gì với lượng sữa của người mẹ có bộ ngực to, nếu họ thường xuyên hút sữa. Do vậy, bạn đừng quá quan trọng hóa vấn đề ngực nhỏ hay to. Ngực to nhưng không biết được kỹ năng cho bé bú sớm và kích thích vùng ngực, sữa của bạn vẫn ít như thường, thậm chí còn kém hơn với những phụ nữ ngực bé nhưng lại có các kỹ năng cho con bú.

Hãy sống vui vẻ
Các yếu tố về tâm lý cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa của mẹ. Thế nên, bạn cần giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái, vui vẻ, tránh phiền muộn, lo lắng, biết nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng tác động không nhỏ đến lượng sữa. Bạn nên ăn đủ và đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất, uống nhiều nước, húp nhiều súp.